Theo tính toán, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường với mức thuế suất 10%, ngành sản xuất kinh doanh nước giải khát thiệt hại 3.664 tỷ đồng, doanh nghiệp càng áp lực hơn về tài chính, có thể gia tăng số lao động mất việc làm, giảm thu nhập.
Theo lộ trình, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần 2 đối với Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khía XV vào tháng 10/2024 và thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.
Đáng chú ý tại Dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10% nhằm hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEP khuyến cáo.
Chưa mang lại hiệu quả mong muốn
Nhìn nhận một cách toàn diện về tình trạng tình trạng thừa cân béo phì tại Việt Nam, TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên viện Phó Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho, trong 10 năm qua, tỷ lệ thừa cân béo phì của người Việt Nam tăng gần như gấp đôi, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em từ 5-19 tuổi.
Tuy nhiên, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về thừa cân, béo phì cũng như tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì của Bộ Y tế năm 2022 nêu rõ thừa cân, béo phì bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đều đến từ sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao. Các nguyên nhân hàng đầu bao gồm chế độ dinh dưỡng không hợp lý bao gồm cả việc tiêu thụ nhiều chất béo, chất đạm, nhiều muối và không đủ chất xơ vaf thiếu hoạt động thể chất, lười vận động.
Trong khi đó, nước giải khát có đường không phải là nguồn cung cấp đường và calorie duy nhất và cao nhất trong chế độ ăn uống của người Việt. Các thực phẩm có chứa đường và đồ ngọt nói chung chỉ cung cấp khoảng 3,6% tổng năng lượng đưa vào cơ thể từ thức ăn và đồ uống, trong khi đó, nguồn năng lượng chiếm nhiều nhất là ngũ cốc (51,4%), thịt (15,5%) và các thực phẩm khác (22%).
Vì vậy, việc xác định sản phẩm nào, mặt hàng nào trong nhóm các sản phẩm có chứa đường là nguyên nhân chính gây nên thừa cân béo phì là rất khó.
"Việc đánh thuế TTĐB với các nước giải khát có đường tại một số nước chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Người tiêu dùng giảm tiêu thụ lượng nước giải khát có đường nhưng lại tìm kiếm các nước giải khát khác có đường đơn giản hơn. Ví dụ, ở Bang California, Mỹ, sau khi áp dụng thuế TTĐB với NGK có đường, năng lượng đưa vào từ nước giải khái có đường chỉ giảm 6 kcal, nhưng năng lượng từ NGK thông thường khác lại tăng lên 35 kcal một ngày", TS.BS Nguyễn Thị Lâm thông tin.
Thiệt hại 3.664 tỷ đồng
Đại diên cho các doanh nghiệp trong ngành, ông Đỗ Thái Vương, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát, Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, việc đánh thuế TTĐB đối với đồ uống có đường có thể sẽ khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có đường khác được sản xuất thủ công, nhập lậu đang phổ biến trên thị trường, nhưng không phải chịu thuế TTĐB. Điều này dẫn tới mục tiêu chính sách không những không đạt được, mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp đồ uống, tạo điều kiện cho các mặt hàng đồ uống không chính thức, sản xuất thủ công hoặc nhập lậu phát triển.
Trong khi đó, các nước khác đã và đang áp dụng biện pháp có hiệu quả là biện pháp giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân liên quan đến lượng đường và calo nạp vào. Hiện tại các doanh nghiệp trong ngành đã và đang có đang có những sản phẩm ít đường hoặc những sản phẩm không calo, và cũng có nghiên cứu các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
“Bản thân ngành đã và đang triển khai các dòng sản phẩm mà tốt cho sức khỏe. Vấn đề mấu chốt ở đây chúng ta cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, để người dân có ý thức dung nạp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hợp lý so với calo tiêu hao”, ông Vương nêu rõ.
Theo đánh giá sơ bộ, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường và nước giải khát sẽ tác động rất tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành này, ngăn trở đà phục hồi và tăng trưởng của ngành, và nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội trong bối cảnh kinh tế nước ta đang khó khăn.
Nếu áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường với mức thuế suất 10%, ngành sản xuất kinh doanh nước giải khát thiệt hại 3.664 tỷ đồng, doanh nghiệp càng áp lực hơn về tài chính, có thể gia tăng số lao động mất việc làm, giảm thu nhập.
Bên cạnh đó, chính sách thuế có tác động không nhỏ đến sức hút môi trường đầu tư tại Việt Nam Nhiều năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã rất tích cực đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trên cả nước. Về tổng thể, các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát lúc này rất cần môi trường chính sách ổn định để tiếp tục phát triển, đóng góp vào nên kinh tế Việt Nam.
Theo Kênh SCTV8
Kết quả cuộc khảo sát với sự tham gia của 84.221 người lao động tại 5.720 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau do CareerViet phối hợp cùng công ty nghiên cứu thị trường Amco Việt Nam từ ngày 7/7 đến 31/10 vừa qua nhằm tìm ra các nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2024, vừa được công bố vào tối 5-12 tại TP.HCM
- 10/12/2024
Trong những bài viết, phát biểu gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhiều lần nhắc đến việc đất nước đang đứng trước kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đặt ra yêu cầu về những “điểm nghẽn” của nền kinh tế phải nhanh chóng được tháo gỡ, tạo sự đổi mới và bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
- 23/10/2024
Ngày 17 tháng 9, Hội Đồng Nữ Doanh Nhân Quốc Tế - IWEC (Ai wếch) đã tổ chức thành công Hội nghị Triển khai Công việc Quý IV năm 2024 với sự tham gia của Ban Điều Hành, Ban Cố Vấn và các hội viên. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức trong giai đoạn mới.
- 19/09/2024
Sự phân bổ dòng tiền giữa các kênh đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế và mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư. Nhưng để nền kinh tế phát triển thì phải hướng dòng tiền vào sản xuất kinh doanh, qua đó đầu tư trở lại nền kinh tế.
- 12/09/2024