• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Kinh tế vĩ mô

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Ngày 06/06/2025

Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.

Lễ khởi công Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên

Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng tích cực

“Việt Nam hiện là một trong những thị trường năng động và tiềm năng bậc nhất thế giới. Tập đoàn Trump vô cùng tự hào khi mang di sản Trump đến một quốc gia có tầm nhìn, sức sống và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ”, ông Eric Trump, Phó chủ tịch điều hành The Trump Organization chia sẻ tại Lễ khởi công Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen) hôm 21/5.

Đây là một trong rất nhiều dự án có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay. Dự án này có tổng vốn đầu tư gần 40.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1,5 tỷ USD, thể hiện bước tiến rõ nét của Việt Nam trên bản đồ bất động sản và nghỉ dưỡng toàn cầu, đồng thời củng cố niềm tin của thị trường quốc tế vào tiềm năng phát triển dài hạn của quốc gia trong phân khúc bất động sản siêu sang.

Tại báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2025, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính) nêu rõ, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến hết tháng 5/2025, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,4 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, vốn đầu tư điều chỉnh gấp gần 3,4 lần cùng kỳ và góp vốn mua cổ phần gấp 1,8 lần cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý là, trong tháng 5/2025, Dự án xây dựng công viên Yên Sở của Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam (Malaysia) có vốn điều chỉnh tăng thêm lên tới 1,12 tỷ USD.

Số lượng dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn, các giao dịch góp vốn mua cổ phần đều tăng lên, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, khi không chỉ đến đầu tư mới, mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.

Tại Phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM hôm 3/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, trong 2 tháng qua, lãnh đạo TP.HCM đã tiếp nhiều nhà đầu tư và nhiều nhà đầu tư quyết định đầu tư tại Thành phố. “Có nhà đầu tư đến từ Trung Đông chỉ sau một tiếng làm việc với lãnh đạo Thành phố đã quyết định đầu tư dự án 2 tỷ USD”, ông Được cho hay.

Trong khi đó, theo thống kê của tỉnh Bắc Ninh, trong tổng vốn đầu tư 3,3 tỷ USD vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ đầu năm 2025 đến nay, thu hút vốn FDI đạt 2,69 tỷ USD, với 86 dự án cấp mới và hơn 220 lượt dự án điều chỉnh. Điều này không chỉ khẳng định sức hút mạnh mẽ của Bắc Ninh với nhà đầu tư quốc tế, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa cho chuỗi cung ứng công nghệ cao trong khu vực, thông qua việc các tập đoàn lớn như Amkor, Samsung, Goertek… tiếp tục mở rộng đầu tư.

Công nghiệp chế biến - chế tạo tiếp tục là trụ cột trong thu hút FDI

Cũng theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,39 tỷ USD, chiếm gần 56,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 4,99 tỷ USD, chiếm 27,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Tiếp theo là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học - công nghệ; bán buôn - bán lẻ, với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 1,02 tỷ USD và hơn 596,8 triệu USD.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến - chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,6%) và số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 57,8%). Ngành bán buôn - bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm gần 41,3%).

Đã có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm hơn 23,8% tổng vốn đầu tư, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hàn Quốc đứng thứ hai, với hơn 2,93 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2,47 lần cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia…

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2025. Hà Nội dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp gần 2,8 lần cùng kỳ.

Bắc Ninh đứng thứ hai, với hơn 2,7 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ. TP.HCM đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,58 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Nếu xét về số dự án, TP.HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 39,1%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 23,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 67,2%).

Lũy kế đến ngày 31/5/2025, cả nước có 43.346 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 517,14 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 331,46 tỷ USD, bằng gần 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, việc Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài ở mức cao là tín hiệu tích cực. Đây là thời điểm quan trọng để tăng tốc cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp hạ tầng và chuẩn bị sẵn sàng đón làn sóng đầu tư chiến lược, nhằm tận dụng tối đa cơ hội dịch chuyển dòng vốn toàn cầu trong chu kỳ phát triển mới.

Theo Báo Đầu tư

TIN LIÊN QUAN

Tổng Bí thư: Phát triển kinh tế tư nhân – đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định vai trò rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nêu rõ cần xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia

- 18/03/2025

VITV 16 năm – Hành trình gieo niềm tin, lan tỏa giá trị

Ngày 15/3/2025 vừa qua, Kênh truyền hình Kinh tế Tài chính VITV đã kỷ niệm 16 năm phát sóng, đánh dấu hành trình kiên trì đồng hành cùng doanh nghiệp. Sự kiện lần này không chỉ nhìn lại chặng đường đã qua mà VITV còn tổ chức Toạ đàm Kinh tế tư nhân Việt Nam - Giai đoạn bứt phá 2025 -2030, mở ra những góc nhìn sâu sắc về tương lai.

- 16/03/2025

Công bố danh sách Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất tại Việt Nam năm 2024

Kết quả cuộc khảo sát với sự tham gia của 84.221 người lao động tại 5.720 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau do CareerViet phối hợp cùng công ty nghiên cứu thị trường Amco Việt Nam từ ngày 7/7 đến 31/10 vừa qua nhằm tìm ra các nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2024, vừa được công bố vào tối 5-12 tại TP.HCM

- 10/12/2024

Gỡ những “điểm nghẽn” cho nền kinh tế bứt phá

Trong những bài viết, phát biểu gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhiều lần nhắc đến việc đất nước đang đứng trước kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đặt ra yêu cầu về những “điểm nghẽn” của nền kinh tế phải nhanh chóng được tháo gỡ, tạo sự đổi mới và bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

- 23/10/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này