• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Công nghệ

Để start-up không bị “lạc lối” khi cầm nhiều tiền trong tay

Ngày 01/06/2023

Việc giữ lối sống kỷ luật và giản dị sẽ giúp nhà sáng lập có thể vượt qua được nhiều cám dỗ về vật chất để tập trung vào những mục tiêu quan trọng của start-up sau mỗi vòng gọi vốn.

Theo các nhà đầu tư, thông thường, có 2 kiểu thách thức mang tính “lửa thử vàng” đối với nhà sáng lập và start-up, đó là khi không có tiền trong tay và khi có rất nhiều tiền, đặc biệt là sau các vòng gọi vốn thành công. Trên thực tế, đã có nhiều bài học với start-up liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng dòng tiền.

Tháng 3/2022, Zilingo quyết định đình chỉ đối với nhà sáng lập, Giám đốc điều hành (CEO) Ankiti Bose vì những khiếu nại về bất thường tài chính.

Start-up này đã huy động được 310 triệu USD từ một số nhà đầu tư nổi tiếng nhất trong khu vực, bao gồm Temasek và Sequoia Capital India. Tuy nhiên, trong 2 năm hoạt động liên tiếp, Zilingo không nộp báo cáo tài chính hằng năm - đây là yêu cầu cơ bản đối với tất cả các start-up, thậm chí cả với start-up ở giai đoạn sớm.

Bên cạnh đó, Zilingo còn bị phát hiện ra các vấn đề về ghi nhận doanh thu, sử dụng vốn không hiệu quả khi đã “đốt tiền” tốn kém cho các hoạt động mở rộng sang các thị trường mới.

Tiếp theo, là câu chuyện xoay quanh sự quản lý yếu kém trong nội bộ Zilingo. Cuối cùng, CEO và Giám đốc vận hành (COO) đã phải rời khỏi Công ty vào tháng 7/2022. Nhà đồng sáng lập còn lại là Kapoor lên làm CEO thay thế, song đang gặp rất nhiều khó khăn để vực dậy công ty.

Sau đó không lâu, một loạt tin tức về sai phạm tài chính của start-up Spenmo (có trụ sở tại Singapore) lại tiếp tục giội “gáo nước lạnh” lên niềm tin của những người trong hệ sinh thái start-up, đặc biệt là các nhà đầu tư khởi nghiệp - những người vốn rất “kỷ luật” trong đầu tư và trở nên vô cùng thận trọng trong giai đoạn thị trường đi xuống như hiện nay.

Cụ thể, Giám đốc sản xuất (CPO) Andika Prasetya bị nghi ngờ đã lấy cắp khoảng 1,2 triệu đô la Singapore từ quỹ của start-up và khách hàng của mình, khiến Quỹ đầu tư Insight Partners và Alpha JWC Partners phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ.

Ngoài việc biển thủ tiền quỹ, Spenmo cũng có vấn đề về trách nhiệm và minh bạch chi phí kinh doanh. Các chi phí hàng tháng của Công ty, do CEO và CPO thực hiện, ít khi được ghi chép hoặc có biên lai và thường được chi cho mục đích giải trí cá nhân. Những vụ việc này cũng đã phơi bày các vấn đề lớn hơn trong Spenmo, bao gồm sự vắng mặt của các quy trình quản trị tài chính doanh nghiệp cần thiết.

Điểm chung của 2 start-up nói trên là, sau khi thành công với những vòng gọi vốn “khủng”, những sai phạm tài chính xảy ra, công ty hoạt động sa sút, các nhân viên phẫn nộ rời đi, các nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi về hiệu quả sử dụng dòng vốn đầu tư và bắt đầu đi vào điều tra. Nếu Zilingo gọi được tổng cộng 310 triệu USD, thì Spenmo khi kết thúc vòng gọi vốn Series B cũng huy động được 85,35 triệu USD.

Từ 2 trường hợp này, nhìn vào hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam, các nhà đầu tư chiến lược muốn đồng hành với start-up cho rằng, nếu thực sự có tầm nhìn phát triển dài hạn, bền vững, thì sự kỷ luật trong việc duy trì những giá trị đạo đức của nhà sáng lập và đội ngũ, quản trị doanh nghiệp đúng đắn, kỷ luật quản lý tài chính hiệu quả và minh bạch là những nền móng vô cùng quan trọng, không thể thiếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào.

Cùng với đó, các nhà sáng lập cũng cần có những bài kiểm tra, nếu không vượt qua được thì thất bại, còn nếu vượt qua được, thì sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Cả start-up và nhà sáng lập phải luôn đặt trong hoàn cảnh bị kiểm tra bản lĩnh, cả trong lúc không có tiền hay lúc có rất nhiều tiền. Trong những hoàn cảnh đó, bản lĩnh nhà sáng lập nằm ở việc giữ mình tỉnh táo, tập trung vào điều quan trọng nhất, không bị lạc lối, tiếp tục đưa công ty phát triển hơn nữa là điều vô cùng quan trọng.

Vậy nên, sau mỗi vòng gọi vốn, được rót nhiều tiền, cùng với niềm tin của các nhà đầu tư, nhân viên, đối tác của mình, các nhà sáng lập cũng chính thức bước vào “bài test” mới ở yêu cầu cao hơn, đòi hỏi bản lĩnh hơn trong việc giữ kỹ luật, đạo đức và thực hành quản trị tài chính doanh nghiệp.

Theo Vũ Anh (Báo Đầu tư)

TIN LIÊN QUAN

Năng Lượng Tái Tạo - Hướng Đi Mới Cho Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam

Việt Nam đang chứng kiến những bước chuyển lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo khi các chính sách quan trọng như Nghị định 80/2024, 135/2024 và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) ra đời. Nhưng liệu chúng có thể đảm bảo năng lượng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

- 20/11/2024

Gần 8.000 sản phẩm công nghệ xanh tiêu biểu được trưng bày tại GRECO 2024

Tối 21/9, tại TP HCM đã diễn ra lễ khai mạc Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh TPHCM lần 2 – 2024 (GRECO 2024).

- 22/09/2024

Thị trường xe điện và bài toán Xanh

Khi gánh nặng ô nhiễm không khí đang từng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của mỗi người dân, việc chuyển đổi các dòng phương tiện giao thông xanh, thân thiện với môi trường như xe điện là một trong những giải pháp căn cơ, mang ý nghĩa thực tiễn không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Tuy nhiên phát triển thị trường xe điện không phải là bài toán đơn giản bởi đây là một trong những lĩnh vực khó nhất, tốn nhiều nguồn lực nhất và cạnh tranh khốc liệt nhất.

- 03/07/2024

Đông Nam Á trở thành điểm nóng trong cuộc đua phát triển AI

Microsoft đang đón đầu nhu cầu ngày càng tăng về trí tuệ nhân tạo (AI) ở Đông Nam Á, khi Giám đốc điều hành Satya Nadella đến thăm Indonesia, Thái Lan và Malaysia và công bố kế hoạch đầu tư và phát triển AI tại đây.

- 13/05/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này