ĐỐI THOẠI

Fintech và ngân hàng: Hợp tác hay đối đầu? (P.7)

Nguồn: SCTV8 - VITV
19:45 ngày 17/11/2019

Công nghệ tài chính (hay Fintech, viết tắt của từ tiếng Anh “FinancialTechnology” đã trở thành một hiện tượng, một xu thế phát triển của kỷ nguyên số

Có nhiều định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này tuy nhiên nhìn chung đều nhìn nhận Fintech trong mối quan hệ giữa dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin. Trong hoạt động ngân hàng, Fintech thâm nhập vào nhiều lĩnh vực, từ hoạt động cho vay, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro, đến các giao dịch tần suất cao, dữ liệu lớn – đều là những lĩnh vực vốn là thế mạnh của ngân hàng

Theo báo cáo phân tích của Công ty tư vấn quản lý McKinsey, đến năm 2025, Fintech có thể ảnh hưởng đến xu hướng giảm từ 10-40% lợi nhuận của khu vực ngân hàng.

Ngoài ra, phần lớn những người tham gia khảo sát của McKinsey cũng đánh giá, trong vòng 10 đến 15 năm tới mô hình ngân hàng truyền thống sẽ bị thay thế bởi mô hình hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty Fintech.

Còn theo báo cáo Fintech toàn cầu năm 2017 của PwC, hiện nay trung bình 45%số ngân hàng được hỏi trên toàn cầu đã có sự hợp tác với các công ty Fintech,so với mức 32% của năm 2016.

Mặc dù vậy, mức độ hợp tác có sự chênh lệch rõ rệt giữa các quốc gia, Đứcđang dẫn đầu với tỷ lệ 70% trong khi đó Hàn Quốc ở mức thấp nhất là 14%.

Theo thống kê của Fintech Global, sự gia tăng đầu tư vào Fintech đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2014 trở lại đây. Nếu như trong giai đoạn 2010 –2013, lượng đầu tư vào Fintech giao động trong khoảng 2 – 4 tỷ USD thì đến năm2017, lượng đầu tư vào Fintech đã tăng lên gấp 10 lần đạt xấp xỉ 40 tỷ USD.Đáng chú ý nửa đầu năm 2018, tổng đầu tư vào Fintech trên toàn cầu đã đạt 41,7tỷ USD, vượt con số kỷ lục đã đạt được trong cả năm 2017.

Còn tại Việt Nam, Theo thống kê của Tropica Founder Institute cho thấy trongnăm 2016, tổng giá trị các thương vụ đầu tư liên quan đến các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam đã lên tới 129 triệu USD, chiếm 63% tổng giá trị các thương vụ Startups ở các lĩnh vực khác nhau.

Xuất hiện vào năm 2008, Hiện nay, trên thị trườngViệt Nam có khoảng 80 công ty fintech hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau,trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán (chiếm gần 60%). Hiện có 2/3 các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến (như Onepay,123 Pay, Vina Pay, MoMo,…); cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số như POS/mPOS (như iBox, Moca,…); chuyển tiền (như Nodestr, Matchmove, Cash2vn,Remittence Hub)… Ngoài ra, thị trường Fintech Việt Nam còn có một số doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) hoạt động ở những lĩnh vực khác như gọi vốn cộng đồng (như FundStart, Comiloca, Betadohay FirstStep,…); dịch vụ cho vay trực tuyến (LoanVi, Tima, Trust Circle); quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (như Moneylover, Mobivi, Kiu)..

Đối thoại: 

Fintech và ngân hàng: Hợp tác hay đối đầu? (P.7)

Phát mới: 19h45 chủ nhật ngày 17/11/2019

Phát lại: 7h30 thứ 2, 0h và 12h30 thứ 3 và thứ 5, 18h45 thứ 4 và thứ 6

Khách mời:

ÔNG CHU TUẤN ANH - GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ APTECH

ÔNG NGUYỄN TRÍ HIẾU - CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ÔNG LÊ ĐỨC LINH - TỔNG GIÁM ĐỐC CTCP KẾT NỐI TÀI CHÍNH VIỆT NAM