• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Kinh tế vĩ mô

Đột phá chính sách để phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng

Ngày 17/07/2023

Không ít doanh nghiệp đã chia sẻ hoàn cảnh hiện tại doanh nghiệp cần đơn hàng hơn cần vốn. Bởi động lực cho tăng trưởng từ tổng cầu đang suy yếu, nên bài toán khôi phục tổng cầu cần những giải pháp đột phá hữu hiệu, có chọn lọc và có trọng tâm.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, WB

Những chỉ dấu của suy giảm tổng cầu

Tổng cầu thường được sử dụng để đo lường hoạt động kinh tế tổng thể của một quốc gia. Về lý thuyết, tổng cầu của một nền kinh tế là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng cầu thường được tính từ tiêu dùng cá nhân, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu. Phân tích các kết quả mà kinh tế nước ta đã đạt được trong 6 tháng qua thấy rõ sự suy yếu của tổng cầu.

Trong đó, vấn đề liên quan đến sản xuất, xuất khẩu đã xuất hiện những “nốt trầm”. Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, dù duy trì thặng dư thương mại ở mức cao 12,84 tỷ USD nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm sâu 12% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu thấp từ các thị trường chính. Lượng xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất với mức 22,6%, EU giảm 10,1%, Hàn Quốc giảm 10,2%...

Trong báo cáo về Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6/2023 của S&P Global, PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 46,2 điểm, tăng so với mức 45,3 điểm của tháng 5, song chỉ số này vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp. Điều này phản ánh “sức khỏe” ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm, do giảm số lượng đơn đặt hàng mới.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 2/2023 của Tổng cục Thống kê, có tới 36,2% số doanh nghiệp cho biết có đơn đặt hàng giảm trong quý 2/2023. Trong quý 3/2023, 26,3% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm. Về đơn đặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ này lần lượt là 38,3% và 27,1%. Theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế còn trở ngại, nhiều quốc gia phát triển tiếp tục kiên định xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát cao… càng khiến cầu nước ngoài về hàng hóa xuất khẩu có thể chưa sớm cải thiện.

Cùng với những chỉ dấu từ tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tổng cầu giảm còn thể hiện ở cầu tín dụng yếu. Tín dụng nền kinh tế 6 tháng qua tăng 4,73%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 8,51%. Tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn rất yếu, mặc dù mức lãi suất đã có xu hướng giảm hơn so với năm 2022… Theo lý giải từ là Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngành ngân hàng vẫn duy trì thanh khoản tốt để sẵn sàng cấp tín dụng, nhưng một trong những nguyên nhân là cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp dẫn đến nhu cầu tín dụng không thể tăng cao.

Hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp

Những khó khăn khó lường của nền kinh tế thế giới cùng sự sụt giảm tổng cầu đã khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 của Việt Nam trở nên rất khó khăn. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn tiêu dùng nội địa khiến nền kinh tế ngày một phụ thuộc hơn vào thị trường toàn cầu, nên các doanh nghiệp dễ bị “tổn thương” hơn. Với không ít doanh nghiệp hiện nay, nhu cầu về đơn hàng, về đầu ra của sản phẩm đang cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

Do đó, việc nhận diện đúng thực trạng để hỗ trợ doanh nghiệp là vấn đề cần phải giải quyết. Trong tọa đàm về phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng do Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức mới đây, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, chúng ta mới chỉ nới chính sách, nhưng nếu không đột phá chính sách thì sẽ khó giải quyết những khó khăn. “Lúc khó khăn đặc biệt như này, phải có giải pháp khác thường", ông Thiên nhấn mạnh.

Dẫn chứng từ gói hỗ trợ lãi suất 2%, vị chuyên gia này cho rằng, gói này có số lượng lớn, nhưng giải ngân còn rất hạn chế nên không thể cứ bàn về giải pháp, mà phải tìm động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp.

Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, tăng cường thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sẽ gián tiếp tạo việc làm, tạo đầu ra cho doanh nghiệp. Nhưng TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhìn thẳng thực tế, chậm giải ngân đầu tư đã kéo dài nhiều năm nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hiện đã có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Chính phủ đã có nhiều giải pháp, song theo TS. Cung, việc đầu tiên cần làm là hóa giải căn bệnh "sợ sai không dám làm", đồng thời nên xem lại một số quy định trong Luật Đầu tư công và một số luật liên quan khác để tìm ra những vướng mắc.

Cũng liên quan đến các giải pháp kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp, TS. Johnathan Picus, Kinh tế trưởng Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ để kích cầu. Việc nới lỏng chuẩn cho vay và hạ thấp lãi suất làm giảm chất lượng tài sản, tạo ra "bong bóng tài sản". Do đó, Việt Nam cần nhiều công cụ chính sách tài khoá hơn, cụ thể như đầu tư công cần tập trung, gắn liền với chính sách công nghiệp và thương mại. Hệ thống an sinh và trợ cấp xã hội cần mở rộng và hiện đại hoá.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng tình cho rằng, chính sách tiền tệ không phải giải pháp hữu hiệu trong dài hạn. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam nhìn nhận, việc tiếp tục sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế là điều thực sự cần thiết, song cần được thực hiện trên cơ sở thận trọng, cân nhắc tới các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, tỷ giá hay mức thâm hụt ngân sách. Đồng thời cũng cần phải thừa nhận một thực tế là giảm lãi suất mới chỉ là một chìa khóa để mở cánh cửa đưa dòng tiền quay trở lại, chìa khóa còn lại là năng lực hấp thụ vốn, sử dụng vốn hiệu quả từ chính các doanh nghiệp, người dân.

Đi kèm với những thay đổi về chính sách thì những giải pháp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tháo gỡ rào cản, xây dựng thể chế cho phát triển các mô hình kinh tế mới; duy trì niềm tin của nhà đầu tư… luôn là mong mỏi nhiều năm nay của cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời phải tìm cách giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại, khai thác thị trường trong nước… Bởi rõ ràng, việc để doanh nghiệp phát triển trên một nền tảng vững chắc thì sẽ giảm bớt sự “rung lắc” trước biến động của thị trường bên ngoài.

Theo Mai Chi (HQ Online)


TIN LIÊN QUAN

Tổng Bí thư: Phát triển kinh tế tư nhân – đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định vai trò rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nêu rõ cần xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia

- 18/03/2025

VITV 16 năm – Hành trình gieo niềm tin, lan tỏa giá trị

Ngày 15/3/2025 vừa qua, Kênh truyền hình Kinh tế Tài chính VITV đã kỷ niệm 16 năm phát sóng, đánh dấu hành trình kiên trì đồng hành cùng doanh nghiệp. Sự kiện lần này không chỉ nhìn lại chặng đường đã qua mà VITV còn tổ chức Toạ đàm Kinh tế tư nhân Việt Nam - Giai đoạn bứt phá 2025 -2030, mở ra những góc nhìn sâu sắc về tương lai.

- 16/03/2025

Công bố danh sách Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất tại Việt Nam năm 2024

Kết quả cuộc khảo sát với sự tham gia của 84.221 người lao động tại 5.720 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau do CareerViet phối hợp cùng công ty nghiên cứu thị trường Amco Việt Nam từ ngày 7/7 đến 31/10 vừa qua nhằm tìm ra các nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2024, vừa được công bố vào tối 5-12 tại TP.HCM

- 10/12/2024

Gỡ những “điểm nghẽn” cho nền kinh tế bứt phá

Trong những bài viết, phát biểu gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhiều lần nhắc đến việc đất nước đang đứng trước kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đặt ra yêu cầu về những “điểm nghẽn” của nền kinh tế phải nhanh chóng được tháo gỡ, tạo sự đổi mới và bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

- 23/10/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này