• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Tài chính chứng khoán

Thúc đẩy dòng tiền trở lại thị trường chứng khoán

Ngày 27/06/2023

Những diễn biến gần đây trên thị trường chứng khoán cho thấy những dấu hiệu tích cực đã quay trở lại. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tín hiệu ban đầu. Để khơi thông dòng tiền trên thị trường, trở thành động lực giúp DN phục hồi sản xuất thì cần những giải pháp đồng bộ.

Bộ Tài chính sẽ giảm nhiều loại phí, lệ phí cho nhiều ngành nghề lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chứng khoán Ảnh: S.T

Thanh khoản đang được cải thiện

Từ năm 2020 đến nay, thị trường chứng khoán trải qua những biến động lớn với những dấu mốc thăng trầm. Sau thời gian lao dốc, thị trường đã có dịp thăng hoa bùng nổ bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát với nhiều hệ lụy và sau đó lại điều chỉnh mạnh, rơi vào trầm lắng từ nửa đầu năm 2022 đến nay khiến cho dòng vốn chảy vào sản xuất kinh doanh bị đình trệ, DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Gần đây, sau hàng loạt chính sách hỗ trợ DN, người dân từ Chính phủ và các bộ, ngành được ban hành, thị trường chứng khoán đã có những dấu hiệu tích cực trở lại. Trên thực tế, dòng tiền vẫn chưa vào mạnh các mã vốn hóa lớn, đầu ngành và cũng chưa cho thấy được sức bền, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường chứng khoán đang có nhiều cơ hội để đón dòng tiền trở lại. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6/2023, VN-Index tăng điểm lên 1.118,46 điểm, HNX-Index cũng tăng lên 231,77 điểm và UPCoM-Index tăng lên 85,45 điểm. Thị trường cũng ghi nhận sự cải thiện về thanh khoản với mức thanh khoản tăng dần, trong đó, phiên giao dịch ngày 8/6/2023 qua ghi nhận thanh khoản trên cả 3 sàn đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng, vượt ngưỡng tỷ đô.

Đánh giá về diễn biến trên thị trường, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán Kiến thiết Việt Nam cho biết, trong khoảng 2 tuần gần đây, thanh khoản thị trường chứng khoán đã có sự cải thiện đáng kể. Cùng với đó, chỉ số VN-Index đã vượt qua các ngưỡng kháng cự mạnh từ đầu năm tới nay. Điều đó cho thấy sự trở lại của dòng tiền đầu cơ trong ngắn hạn sau khi hàng loạt các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng tới việc giảm mạnh lãi suất điều hành, kéo theo việc giảm lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay; NHNN tiếp tục mua USD tăng dự trữ ngoại hối và đưa ra hệ thống một lượng tiền VND hỗ trợ thanh khoản chung; Bộ Tài chính sẽ giảm nhiều loại phí, lệ phí cho nhiều ngành nghề lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chứng khoán…

Chuyên gia Đỗ Bảo Ngọc cũng nhận định, lãi suất tiền gửi giảm nhanh khiến kênh tiết kiệm không còn là ưu tiên, trong khi đa số các ngành nghề trong nền kinh tế hiện nay đều đang gặp khó khăn, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do nhu cầu trong nước và quốc tế suy giảm. Trong bối cảnh đó, kênh đầu tư chứng khoán nổi lên là một kênh hút vốn với thanh khoản được cho là tốt hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ…

Doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần cùng gỡ vướng

Theo ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), trong bối cảnh phải đối phó với khủng hoảng sau đại dịch, Chính phủ đang có động thái tốt hỗ trợ nền kinh tế, giải tỏa nỗi lo về thị trường trái phiếu, thực thi giãn nợ, giảm lãi suất, giảm thuế GTGT, quyết liệt trong giải ngân đầu tư công… Tất cả các yếu tố đó đang hướng tới mục tiêu giải cứu DN, hỗ trợ DN bớt khó khăn, kích thích tăng trưởng GDP. Cùng với đó, thị trường chứng khoán đang khởi sắc khi thanh khoản tăng lên, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại. Trong kịch bản đầu tư thì đây là những tín hiệu tích cực và nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia thị trường

Khẳng định thị trường sẽ có cơ hội tốt cho DN muốn huy động vốn, vì thế, để cải thiện dòng vốn, ông Vũ Đức Tiến khuyến nghị các DN niêm yết khi lên sàn cần phải xác định hoạt động kinh doanh thực sự. DN cần tuân thủ các quy định của Nhà nước về DN niêm yết, đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển DN vì mình, vì cộng đồng, vì nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp DN phát triển bền vững, minh bạch. Ông Vũ Đức Tiến cũng khẳng định, duy trì hàng hóa chất lượng sẽ hút được dòng tiền.

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) cho rằng, phải khơi thông những ách tắc để DN có thể huy động vốn nhanh chóng, không để lỡ các cơ hội. Theo đó, DN cần phải chú ý tới quy định pháp lý mới liên quan đến DN, chào bán và quản trị công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán mới được ban hành thay thế trong 2021. Theo bà Bình, thời gian vừa qua, do chưa nắm bắt hết quy định mới nên các hồ sơ chào bán của DN còn có những điểm sai sót dẫn đến kéo dài thời gian xử lý, chẳng hạn việc thông qua Nghị quyết ĐHCĐ, HĐQT chưa đáp ứng, vấn đề liên quan quy trình thủ tục trong nội bộ DN chưa thể hiện sự nắm bắt quy định pháp luật chặt chẽ.

Đại diện Ủy ban Chứng khoán cũng cho biết, nhiều DN nộp hồ sơ đăng ký chào bán, huy động vốn chưa có phương án dài hạn về kinh doanh, sử dụng vốn mà chỉ là đăng ký chào bán, tận dụng sức nóng thị trường tại từng thời điểm. Vì vậy, phương án sử dụng vốn khi đệ trình chưa chi tiết, chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch, đâu đó vẫn tiềm ẩn rủi ro cho chính cổ đông DN. Điều này là yếu tố làm kéo dài thời gian thẩm định, thậm chí bị lỡ cơ hội của DN.

Để thuận lợi trong việc thúc đẩy dòng vốn vào thị trường chứng khoán, qua đó giúp DN đón đầu cơ hội phục hồi kinh tế sau đại dịch, bà Tạ Thanh Bình cho rằng DN phát hành và cơ quan quản lý cần cùng gỡ vướng, khai thông ách tắc. Về phía cơ quan quản lý, bà Tạ Thanh Bình cho biết hiện Ủy ban Chứng khoán đang tích cực sửa đổi Nghị định 155/2020/NĐ-CP theo hướng giảm thủ tục hành chính và làm rõ các nội dung trong hồ sơ để DN có thể tiếp cận và thực hiện hồ sơ nhanh gọn, thuận lợi nhất.

Theo Hoài Anh (HQ Online)

TIN LIÊN QUAN

Rơi sâu cuối phiên chiều 22/10, VN-Index giảm gần 10 điểm

Áp lực bán bất ngờ dâng cao đã đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm sâu và điều này khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ. Đây đã là phiên thứ ba chứng khoán đi lùi và cũng là phiên thứ 8 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn.

- 23/10/2024

Dự toán thu ngân sách năm 2025 tích cực dù tiềm ẩn nhiều thách thức

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 là 1.966,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với dự toán năm 2024.

- 23/10/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.

- 23/10/2024

7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử

Tại Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" tổ chức ngày 23/9, đại diện Tổng cục Thuế cho biết ngành Thuế đã có 7 giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

- 24/09/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này