• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Tài chính chứng khoán

Tín dụng khó chảy mạnh do áp lực lãi vay cao

Ngày 25/02/2023

Mặt bằng lãi suất cao là rào cản lớn đối với người cần vốn, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay.

Rào cản lãi vay

Chi phí đầu vào đã được các ngân hàng dần tiết giảm, nhất là sau cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với doanh nghiệp bất động sản, khi 4 ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước cam kết đưa lãi suất tiền gửi về mức cao nhất 8,7%/năm, khối ngân hàng cổ phần tư nhân cũng từng bước giảm lãi suất tiết kiệm về mức tối đa dưới 9,5%/năm cho kỳ hạn dài.

Thế nhưng, tình trạng thỏa thuận “ngầm” giữa ngân hàng và khách hàng cộng thêm biện độ lãi suất 0,5-1%/năm vẫn tồn tại, đẩy lãi suất tiền gửi lên mức cao nhất 10-10,5%/năm, nhất là ở những ngân hàng nhỏ. Trong khi đó, để giảm được lãi suất cho vay, điều kiện trước hết là phải cắt giảm được chi phí đầu vào. Mặt khác, lãi suất cho vay muốn giảm, cần có đỗ trễ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh đánh giá, NHNN hiện khá thận trọng với vấn đề lạm phát, nếu lạm phát tháng 2 và tháng 3 giảm rõ rệt, thì mới kỳ vọng lãi suất có xu hướng giảm. Trong kịch bản xấu, Fed có thể tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 3 và mức tăng chỉ khoảng 0,25%; còn kỳ họp tháng 5 có thể dừng tăng lãi suất, từ đó sức ép lên tỷ giá của Việt Nam còn rất ít, dẫn đến lãi suất trên đà đi xuống.

Theo vị chuyên gia này, lãi suất giảm nhanh hay chậm phụ thuộc vào quan điểm của NHNN. Nếu thận trọng đợi tín hiệu rõ ràng từ việc dừng tăng lãi suất của Fed, thì vào tháng 5, Việt Nam mới chuyển hướng sang hạ lãi suất. Trong bối cảnh lãi suất thực của Việt Nam hiện vẫn cao hơn nhiều quốc gia trên thế giới, NHNN cần cân nhắc sớm hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Nhu cầu tín dụng chậm lại trong quý đầu năm do nhiều doanh nghiệp hoãn mở rộng sản xuất - kinh doanh vì lo ngại tiêu dùng suy yếu và áp lực lãi vay cao. Ngoài ra, thị trường bất động sản ảm đạm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, mặt bằng lãi suất huy động còn cao đã kéo theo lãi suất cho vay tăng lên đáng kể ở mức 12-14%/năm. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, cũng như người dân, trong đó có người mua nhà, khiến dòng chảy tín dụng chậm lại.

Khơi dòng chảy vốn

Rào cản lãi vay cao khiến dòng vốn khó chảy mạnh, nhất là trong quý đầu năm nay, vì đây chưa phải là mùa kinh doanh cao điểm trong năm. Thế nhưng, điều này cũng buộc ngân hàng phải tính toán lại bài toán chi phí đầu vào, giảm lãi suất đầu ra, kích cầu tín dụng.

Khối ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank) đã giảm lãi suất từ 0,5-3%/năm cho doanh nghiệp, kể cả với doanh nghiệp bất động sản, trong đó ưu tiên lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu. Sau các nhà băng lớn, khối ngân hàng tư nhân cũng vào cuộc giảm từ 0,5-1,5%/năm lãi suất cho vay, có ngân hàng còn ưu đãi lãi vay cho khách hàng cá nhân mua nhà, mua ô tô...

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng 14-14,5%, có điều chỉnh theo tình hình thực tế, được đánh giá là phù hợp. Song một số tổ chức phân tích cho rằng, nếu áp lực lãi vay khó giảm, thì dư nợ tăng thấp.

Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, NHNN nên cân nhắc cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng ngay trong tháng 2 để các tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện sớm. Đồng thời, NHNN kiểm soát rủi ro tín dụng bằng cách điều chỉnh hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản, cân nhắc điều chỉnh cơ chế theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, thời gian qua, áp lực lớn với vốn tín dụng ngân hàng cho bất động sản không phải do điều hành tín dụng, mà do những khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. NHNN sẽ tiếp tục dành vốn tín dụng cho dự án đủ điều kiện pháp lý, dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, đồng thời kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với bất động sản cao cấp, không có nhu cầu thực, kinh doanh đầu cơ, làm giá...

Theo Báo Đầu tư



TIN LIÊN QUAN

Rơi sâu cuối phiên chiều 22/10, VN-Index giảm gần 10 điểm

Áp lực bán bất ngờ dâng cao đã đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm sâu và điều này khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ. Đây đã là phiên thứ ba chứng khoán đi lùi và cũng là phiên thứ 8 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn.

- 23/10/2024

Dự toán thu ngân sách năm 2025 tích cực dù tiềm ẩn nhiều thách thức

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 là 1.966,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với dự toán năm 2024.

- 23/10/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.

- 23/10/2024

Ngân hàng kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho người dân, doanh nghiệp

Các ngân hàng thương mại kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Theo phản ánh của các ngân hàng, việc khoanh nợ không đơn giản do thủ tục phức tạp, kéo dài, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ.

- 24/09/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này