• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 384 tỷ USD

Ngày 22/11/2023

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI 10 tháng/2023 đạt gần 384 tỷ USD, giảm 10,5%, tương ứng giảm 45,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 384 tỷ USD, giảm 45 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Dựa theo số liệu mà Tổng cục Hải quan vừa công bố hôm nay, 20/11, hoạt động thương mại của cả nước trong 10 tháng vẫn là những gam màu trầm theo tình hình chung của thương mại toàn cầu.

Trong đó, khu vực FDI vốn đóng góp khoảng 68% trong tổng xuất khẩu của cả nước đã sụt giảm vài chục tỷ USD cả ở chiều xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Cụ thể, trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI 10 tháng/2023 đạt 384 tỷ USD, giảm 10,5%, tương ứng giảm 45 tỷ USD so với cùng kỳ, gồm: xuất khẩu đạt 212,42 tỷ USD, giảm 8,1% tương ứng giảm 18,78 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 171,53 tỷ USD, giảm 13,3% tương ứng giảm 26,37 tỷ USD so với 10 tháng/2022.

Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước giảm 7,4% so với cùng kỳ, với trị giá là 174,38 tỷ USD (tương ứng giảm 13,96 tỷ USD). Xuất khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 79,04 tỷ USD, giảm 4%  tương ứng giảm gần 3,26 tỷ USD và nhập khẩu là 95,33  tỷ USD, giảm 10,1% tương ứng giảm 10,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Do doanh nghiệp FDI thống lĩnh chủ yếu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, nên việc giảm trị giá xuất khẩu của khối này đã tác động mạnh mẽ đến kết quả xuất khẩu của các ngành hàng lớn, nhất là điện thoại, dệt may, giày dép...

10 tháng qua, có tới 8 nhóm hàng trị giá xuất khẩu giảm trên 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Đứng đầu là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 6,24 tỷ USD; tiếp theo là hàng dệt may giảm 4,08 tỷ USD; giày dép các loại giảm 3,68 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,82 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 2,61 tỷ USD; hàng thủy sản giảm 1,94 tỷ USD; hóa chất giảm 686 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép giảm 611 triệu USD.

Điểm sáng xuất khẩu 10 tháng là sự tăng trưởng ấn tượng của một số nhóm hàng. Cụ thể, hàng rau quả tăng thêm 2,08 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 1,66 tỷ USD; gạo tăng hơn 1 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 529 triệu USD và hạt điều tăng 405 triệu USD so với cùng kỳ.

Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 10 tháng/2023 của Việt Nam với các khu vực thị trường cũng giảm mạnh so với cùng kỳ.

Số liệu công bố cho thấy, xuất nhập khẩu với châu Á đạt 363,77 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 65,2% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam,  giảm 9% (tương ứng giảm 35,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là châu Mỹ với 113,19 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,3%, giảm 13,8% (tương ứng giảm 18,1 tỷ USD).

Khu vực thị trường châu Âu là 60,76 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,9%, giảm 6% (tương ứng giảm 3,88 tỷ USD). Những tháng gần đây, thương mại hàng hóa với châu Âu thu hẹp đà giảm khá nhanh.

Xuất nhập khẩu với châu Đại Dương đạt 13 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,3%, giảm 12,9% (tương ứng giảm 1,93 tỷ USD); châu Phi với 7,59 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,4%, tăng 9,2% (tương ứng tăng 641 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng…; nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm đã tác động mạnh đến xuất nhập khẩu của nước ta.

Theo Hải Yến (Báo Đầu tư)

TIN LIÊN QUAN

10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 8 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,44 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có 10 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

- 24/09/2024

8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 11/9.

- 12/09/2024

VIFA ASEAN 2024: Hướng tới xây dựng TP.HCM thành trung tâm giao thương quốc tế ngành đồ gỗ

Với mục tiêu góp phần xây dựng và phát triển TPHCM trở thành trung tâm giao thương, xúc tiến thương mại hàng đầu của khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 27/8 đến 30/8 tại TPHCM.

- 27/08/2024

Xuất khẩu tăng tốc, xuất siêu gần 11,7 tỷ USD

Thương mại Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bối cảnh toàn cầu đầy khó khăn, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 370 tỷ USD trong nửa đầu năm. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,5%, cán cân thương mại xuất siêu gần 11,7 tỷ USD.

- 03/07/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này