Quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt gần 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là quý đầu tiên xuất khẩu tăng trưởng trở lại sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm.
Xuất khẩu dệt may quý I/2024 tăng trưởng trở lại sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm.
Xuất khẩu dệt may đang đón tín hiệu tăng trưởng trở lại sau năm 2023 tăng trưởng âm.
Tháng 3/2024, xuất khẩu dệt may đạt 3,25 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2024 đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý đầu tiên, xuất khẩu dệt may tăng trưởng trở lại sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm 2023, bao gồm cả sợi và hàng dệt may.
Trong tháng 3/2024, chỉ duy nhất thị trường châu Âu giảm so với cùng kỳ, ở mức 4,8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 283 triệu USD. Các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc xuất khẩu đều tăng trưởng.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ, Nhật Bản đat 349 triệu USD tăng 0,27%, Hàn Quốc đạt 345 triệu USD tăng 2,2%, Trung Quốc đạt 284 triệu USD tăng 0,53%.
Lũy kế hết quý I/2024, tất cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng khá, trong đó xuất khẩu đi Mỹ đạt 3,42 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ, xuất khẩu sang EU tăng 3,2% đạt 855 triệu USD, Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt với kim ngạch 1,02 tỷ USD, tăng 10,1%.
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu khởi sắc khi xuất khẩu đạt 0,82 tỷ USD, tăng 19,4% .
Hiện, phần lớn các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý II, thậm chí một số đơn vị đã có đơn hàng đến quý II/2024...
Các doanh nghiệp nhận định, năm 2024 có một số tín hiệu phục hồi tốt hơn của thị trường so với 2023, do các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ, EU, Nhật Bản có chiều hướng cải thiện, tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập khá ổn định, lạm phát giảm đúng lộ trình, các ngân hàng trung ương có kế hoạch cắt giảm lãi suất từ 0,75%- 1% năm 2024, có tác động tích cực đến cải thiện tổng cầu.
Cùng với đó là tồn kho toàn cầu đã giảm gần về mức năm 2019 trước dịch bệnh cũng cho hy vọng tăng số lượng đặt hàng. Tuy vậy, tăng trưởng chưa thực sự ổn định, thị trường còn nhiều bất định và rất nhạy cảm với các biến động kinh tế - chính trị, giá cả hàng hoá nói chung vẫn duy trì ở mức thấp, áp lực giá gia công duy trì thấp chưa đem lại hiệu quả cho nhà sản xuất.
Nếu như ngành may cơ bản đủ đơn hàng trong 6 tháng đầu năm nhưng hiệu quả chưa quay lại như thời điểm 2022, thì ngành sợi vẫn có cầu yếu, giá bán vẫn chưa có lợi nhuận dù đã cải thiện hiệu quả đến 80% so với cùng kỳ năm trước, thị trường nguyên liệu chính lại có xu thế tăng giá nhanh hơn thành phẩm.
Do đó, mục tiêu về đích với kim ngạch 44 tỷ USD trong năm 2024 vẫn rất thách thức với toàn ngành.
Theo Thế Hoàng (Báo Đầu tư)
Theo Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 8 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,44 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có 10 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- 24/09/2024
Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 11/9.
- 12/09/2024
Với mục tiêu góp phần xây dựng và phát triển TPHCM trở thành trung tâm giao thương, xúc tiến thương mại hàng đầu của khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 27/8 đến 30/8 tại TPHCM.
- 27/08/2024
Thương mại Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bối cảnh toàn cầu đầy khó khăn, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 370 tỷ USD trong nửa đầu năm. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,5%, cán cân thương mại xuất siêu gần 11,7 tỷ USD.
- 03/07/2024