• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Ngân hàng

Ngân hàng lo rủi ro gia tăng vì cơ cấu nợ

Ngày 15/05/2023

Cơ chế cơ cấu nợ, giãn nợ vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành khiến nhiều doanh nghiệp khấp khởi hy vọng, nhưng các ngân hàng thương mại lại tỏ ra thận trọng.

Chất lượng tín dụng đi xuống, ngân hàng tăng phòng thủ

Nợ xấu nhiều ngân hàng đang tăng mạnh những tháng đầu năm. Số nợ xấu tuyệt đối tại nhiều ngân hàng tăng tới 50-70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trên toàn hệ thống, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, tăng khá mạnh so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021 (1,49%).

Theo ông Lê Thanh Tùng, thành viên HĐQT VietinBank, những tháng đầu năm nay, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thiếu vắng đơn hàng, thu nhập người dân sụt giảm… Điều này đang tác động trực tiếp đến sức khỏe các ngân hàng, bởi ngân hàng là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Nếu năm 2022, rủi ro lớn nhất của hệ thống ngân hàng là thanh khoản, lãi suất và rủi ro danh tiếng (do liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ), thì năm 2023, đó là rủi ro tín dụng.

“Khi doanh nghiệp khó khăn, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu. Hiện nay, thu nhập từ lãi cho vay là thu nhập trọng yếu của ngân hàng. Chất lượng nợ suy giảm khiến ngân hàng phải trích lập nhiều hơn, lợi nhuận vì thế bị ảnh hưởng”, ông Tùng cho biết.

Nợ xấu đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của các ngân hàng. Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng lợi nhuận của hàng loạt ngân hàng ở mức âm. Báo cáo tài chính quý I/2023 của 27 ngân hàng niêm yết cho thấy, lợi nhuận quý này giảm 4,4%. Hầu hết các ngân hàng đều phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu có khả năng tiếp tục tăng cao.

Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, số liệu nợ xấu thực (tính cả nợ xấu ngoại bảng) đang ở mức 5%. Tuy vậy, tốc độ tăng nợ xấu nửa cuối năm nay sẽ chậm lại bởi NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN về giãn nợ, cơ cấu nợ.

“Nợ xấu cuối năm nay có thể sẽ chỉ ở mức 2,5%/năm. Dù nợ xấu tăng cao, song vẫn đang trong tầm kiểm soát, vì hiện sức khỏe hệ thống ngân hàng đã tốt hơn giai đoạn trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chung toàn hệ thống đã lên tới 125%”, TS. Lực nhận định.

Chuyển “hòn than” từ tay doanh nghiệp sang ngân hàng?

Cơ cấu nợ, giãn nợ là điều doanh nghiệp mong chờ nhất hiện nay, trong bối cảnh đầu ra bị thu hẹp, doanh thu và đơn hàng sụt giảm. Tuy  nhiên, chắc chắn không phải doanh nghiệp nào cũng được cơ cấu nợ. 

Đại diện Ngân hàng TMCP ACB cho rằng, nếu thực hiện cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, một phần rủi ro đang chuyển từ doanh nghiệp sang ngân hàng. “Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng cơ cấu nợ một cách thận trọng, vừa bảo đảm nền tảng tài chính, vừa bảo đảm hỗ trợ khách hàng dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ”, lãnh đạo ngân hàng này cho biết.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng sẽ chỉ cơ cấu nợ với điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp được cơ cấu nợ có khả năng phục hồi và đánh giá đúng bản chất nợ xấu. “Các ngân hàng khi cơ cấu nợ phải tự chịu trách nhiệm. Rủi ro lớn nhất của cơ cấu nợ là khó khăn của doanh nghiệp sẽ đổ dồn về ngân hàng, ngân hàng sẽ bị bào mòn về tài chính. Nếu ngân hàng gặp khó khăn, doanh nghiệp cũng khó khăn theo”, ông Hùng cảnh báo. 

Trước đó, lãnh đạo NHNN cho rằng, chính sách tiền tệ sẽ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, nếu hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng, thì khó khăn sẽ bị chuyển về phía ngân hàng. Do vậy, cần tìm được điểm hài hòa để chính sách tiền tệ vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. 

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn vì sức cầu kinh tế thế giới suy yếu như hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tháo gỡ thanh khoản cho nền kinh tế không còn là quả bóng trong tay ngân hàng.

Theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, để “đẩy” tín dụng tăng trưởng, cần có giải pháp thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đầu tư công, tạo việc làm, bơm vốn trong nền kinh tế. Nội tại nền kinh tế đang đối mặt với nhiều bài toán khó khăn trên nhiều lĩnh vực, như chậm giải ngân đầu tư công, vướng mắc pháp lý và sự suy yếu của thị trường bất động sản, áp lực điều chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

“Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành, địa phương cùng tham gia xây dựng gói giải pháp tổng thể, nhằm tăng cường tính liên kết giữa các chính sách nói chung và giúp gia tăng hiệu quả chính sách tiền tệ nói riêng. Bên cạnh đó, gia tăng hiệu quả thực thi các gói hỗ trợ phục hồi sản xuất của doanh nghiệp”, chuyên gia này kiến nghị.

Theo Thùy Liên (Báo Đầu tư)

TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho người dân, doanh nghiệp

Các ngân hàng thương mại kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Theo phản ánh của các ngân hàng, việc khoanh nợ không đơn giản do thủ tục phức tạp, kéo dài, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ.

- 24/09/2024

Vàng xô đổ kỷ lục cũ, vàng miếng SJC vọt lên 83,5 triệu đồng/lượng

Khác với xu hướng ngược pha thời gian gần đây, USD và vàng cùng đi lên. Vàng xác lập đỉnh giá mới. Chỉ số DXY tiến sát mốc 101 điểm chủ yếu do đồng euro giảm sau số liệu PMI không mấy tích cực của khu vực này.

- 24/09/2024

Đã đến lúc rót vốn vào các tài sản rủi ro?

Tỷ giá trong nước đang hạ nhiệt nhanh chóng, lãi suất tiết kiệm nhích lên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp hạ lãi suất điều hành… Rất nhiều biến số vĩ mô thay đổi đang tác động đến các kênh đầu tư và dòng chảy vốn.

- 30/08/2024

Ngân hàng có dư nợ cao được nới "room" tín dụng

Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo từ đầu năm 2024 sẽ được điều chỉnh tăng thêm hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng.

- 30/08/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này