Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde dự báo lạm phát trong khu vực sẽ chậm lại và tổ chức này quyết tâm đưa giá cả hàng hóa trở lại mục tiêu của mình.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde. Ảnh: AP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn truyền thông bà Lagarde cho biết sẽ quyết tâm đưa lạm phát xuống 2% và dự kiến sẽ đạt được điều này vào năm 2025. Bà Lagarde không lo ngại ảnh hưởng từ những nỗ lực của ECB, vốn đã bị chính phủ một số nước châu Âu chỉ trích vì cho rằng lãi suất cao sẽ cản trở tăng trưởng.
Bà Lagarde nói: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo sự ổn định về giá cả tiêu dùng, và đây là đóng góp tốt nhất mà chúng tôi có thể thực hiện cho xã hội, đặc biệt là cho những thành viên dễ bị tổn thương nhất”.
ECB đã tạm dừng chuỗi tăng lãi suất chưa từng có để kiểm soát lạm phát. Các quan chức nhận định rằng chi phí vay sẽ vẫn cao mặc dù nền kinh tế khu vực đồng euro đang suy yếu.
Trong phát biểu ngày 2/11, bà Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng điều hành ECB, cho rằng nỗ lực chống lạm phát của ngân hàng này có thể cần thêm một lần tăng lãi suất nữa. Bà cho rằng nỗ lực hạ nhiệt lạm phát trong giai đoạn nước rút sẽ thiếu chắc chắn hơn, chậm hơn và khó khăn hơn.
Bà cũng cảnh báo các "cú sốc" mới như căng thẳng tại Trung Đông, đình công tại các nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Australia và tình trạng nóng lên trên toàn cầu là những yếu tố có thể cản trở nỗ lực chống lạm phát.
Trong phát biểu cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng trung ương Hà Lan Klaas Knot cho rằng có thể vẫn cần duy trì việc thắt chặt chính sách tiền tệ để đưa lạm phát về mức 2%.
Theo T.T (Báo Đầu tư)
Vàng đang ở "chu kỳ tăng giá mới" sau khi lập đỉnh giá, đại diện công ty quản lý tài sản Sprott Asset Management nhận định và đồng tình với các nhà phân tích khác rằng vàng miếng sẽ tiếp tục lập các kỷ lục giá mới.
- 23/10/2024
Tuần này, các quan chức tài chính hàng đầu sẽ tụ họp tại Washington trong lúc bất ổn chiến sự ở Trung Đông và châu Âu, kinh tế Trung Quốc chững lại, cùng với khả năng kết quả bầu cử Mỹ có thể châm ngòi cho cuộc thương chiến mới.
- 23/10/2024
Kết quả thăm dò được công bố ngày 23/9 chỉ rõ Đức và Pháp - 2 nền kinh tế nhất nhì Eurozone - là nguyên nhân chủ yếu khiến kinh tế khu vực sụt giảm mạnh.
- 24/09/2024
Các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ có lý do mới để tin vào đà tăng trưởng vững chắc hơn trong năm tới, nếu một số dự báo "bi quan" nhất về thị trường dầu mỏ thành hiện thực.
- 12/09/2024