• Kinh tế vĩ mô
  • Tài chính chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Xuất nhập khẩu
  • Thế giới
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
logo

Trang thông tin tổng hợp kinh tế và tài chính

  • TRANG CHỦ
  • CHƯƠNG TRÌNH

    Tin tức

    • BỮA SÁNG DOANH NHÂN
    • GIỜ THỨ 9
    • HÀN THỬ BIỂU
    • TÂM CHẤN

    Chuyên mục

    • ĐỐI THOẠI
    • THẾ GIỚI SỰ KIỆN
    • XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - CUỐI TUẦN
    • TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
    • TÀI CHÍNH THUẾ
    • CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
    • TIÊU ĐIỂM KINH TẾ
    • XUẤT NHẬP KHẨU - CUỐI TUẦN
    • STARTUP 360

    Giải trí

    • DỰ BÁO THỜI TIẾT
    • TẠP CHÍ GOLF
    • MORE
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

    Chương trình đặc biệt

    • CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA NỔI BẬT
    • DIỄN ĐÀN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THƯỜNG NIÊN
    • TỔNG THUẬT HỌP BÁO CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ
    • DIỄN ĐÀN KINH TẾ
  • TIN TỨC

    Tin tức - Bài viết

    • Kinh tế vĩ mô
    • Tài chính chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Bất động sản
    • Xuất nhập khẩu
    • Thế giới
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Công nghệ
  • LIÊN HỆ

Tài chính chứng khoán

Góc nhìn TTCK tuần 6/5-10/5: Tiếp tục hồi phục hướng tới ngưỡng 1.250 điểm

Ngày 06/05/2024

VN-Index đang tiếp tục xu hướng hồi phục, hướng tới ngưỡng cản trung hạn 1.250 điểm. Vận động chỉ số tại khu vực này sẽ quyết định xu hướng tiếp theo.

Diễn biến “khốc liệt” tháng 4 với cú giảm mạnh từ 1.270 điểm xuống vùng 1.180 điểm giữa tháng đã khiến trend tăng điểm chấm dứt. Tháng 4, thị trường chứng khoán Việt nam có nhiều thông tin tiêu cực nên có sự điều chỉnh ở một thời điểm rơi sâu hơn so với thế giới. VN-Index mất 75 điểm so với đầu tháng, đóng cửa tại 1.209,5 điểm, áp lực còn đến từ đà bán ròng miệt mài của khối ngoại, tổng bán bán thêm hơn 5.100 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tháng 4.

Việc để mất vùng 1.250 điểm khiến chỉ số mất động lực hình thành uptrend, lực cầu gia tăng trở lại tại vùng 1.160-1.180 cho thấy đây là điểm hỗ trợ đáng tin cậy. Chỉ số dự báo sẽ dao động trong vùng giá 1.150 điểm - 1.250 điểm để tích lũy trở lại và quá trình này sẽ kéo dài sau diễn biến giảm điểm vừa qua. Trước khi VN-Index xác nhận bứt phá khỏi vùng cản kể trên, khả năng xu hướng trung hạn vẫn sẽ là giảm điểm.

Câu chuyện đang được quan tâm hiện này là bức tranh lợi nhuận quý I, theo dữ liệu FiinTrade, tổng lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của 787 doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng 14,8% so với quý I/2023 (nhờ nền so sánh thấp), thấp hơn đáng kể so với mức tăng của quý IV/2023 là 48,6%, mặc dù quý I/2023 là quý đáy của lợi nhuận trong 2 năm trở lại đây.

Nhiều ý kiến e ngại, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm nay không mạnh. Điểm đáng chú ý, kế hoạch tăng vốn của nhiều nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép… sẽ khiến pha loãng, khi lợi nhuận chạy theo không kịp tốc độ tăng vốn. 

Sang tháng 5, thị trường chứng khoán thế giới vẫn cần theo dõi, nhất là những thông tin xung quanh phiên họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Mới đây, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại, cảnh báo lạm phát vẫn còn quá cao, đồng thời bác bỏ khả năng tăng lãi suất trong tháng 6. Với quyết định này, lãi suất chính sách của Mỹ hiện nay tiếp tục dao động trong khoảng 5,25-5,5%, là mức cao nhất trong 23 năm và được duy trì kể từ tháng 7/2023. 

Điều này cũng đồng nghĩa, khả năng lãi suất chưa sớm giảm như kỳ vọng, điều này có thể tạo áp lực với tỷ giá trong nước (vốn khá căng thẳng gần đây). 

Động lực hồi phục trong vài phiên gần đây vẫn chưa đủ tin cậy khi thanh khoản thấp, chưa cho thấy sự trở lại của dòng tiền lớn. Sự phân hoá trong nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn đang khá phổ biến, cũng cho thấy chưa có sự đồng thuận về xu thế, cũng như thời điểm tạo đáy để kết thúc nhịp điều chỉnh hiện tại. 

Trong tuần qua, quán tính tăng điểm vẫn đang được duy trì sau kỳ nghỉ lễ dài ngày. Chỉ số VN-Index tăng điểm trong xu hướng phân hoá đi kèm nền thanh khoản thấp. 

Đà phục hồi thiếu động lượng thiên về nhịp hồi kỹ thuật trong ngắn hạn và chưa thể xác nhận xu hướng đảo chiều tăng điểm.

Các khuyến nghị của hầu hết công ty chứng khoán là giai đoạn này, hạn chế mua đuổi cổ phiếu tăng “nóng” trong phiên hồi phục, thay vào đó, nhà đầu tư nên tập trung vào tái cơ cấu danh mục khi thị trường có nhịp hồi phục sau đợt chỉnh sâu vừa qua. Đồng thời, hạ tỷ trọng cổ phiếu, chỉ nên tham gia khoảng 20-30% NAV khi dòng tiền thị trường còn yếu như hiện nay. 

Quan sát trên thị trường cũng cho thấy, dòng tiền vẫn tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu có nội lực tạo bởi nền tảng cơ bản và kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024 sẽ có điều kiện để chuyển động nổi bật hơn so với sự hồi phục thiếu tin cậy của thị trường chung.

Theo Nhã An (Báo Đầu tư)

TIN LIÊN QUAN

Rơi sâu cuối phiên chiều 22/10, VN-Index giảm gần 10 điểm

Áp lực bán bất ngờ dâng cao đã đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm sâu và điều này khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ. Đây đã là phiên thứ ba chứng khoán đi lùi và cũng là phiên thứ 8 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn.

- 23/10/2024

Dự toán thu ngân sách năm 2025 tích cực dù tiềm ẩn nhiều thách thức

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 là 1.966,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với dự toán năm 2024.

- 23/10/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.

- 23/10/2024

7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử

Tại Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" tổ chức ngày 23/9, đại diện Tổng cục Thuế cho biết ngành Thuế đã có 7 giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

- 24/09/2024

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VIT

Giấy phép số: 1240/GP-TTĐ cấp ngày 21/10/2011 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI

Ghi rõ nguồn "vitv.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này