Chỉ số DXY đo sức mạnh đồng bạc xanh với rổ 6 tiền tệ "thủng" mốc 104 điểm. Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh tỷ giá niêm yết, nới rộng hơn khoảng cách với mức trần quy định lên khoảng 60 đồng/USD.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào ngày 31/7 (giờ Mỹ) với quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản trong ngưỡng 5,25 - 5,50% đã được thiết lập cách đây một năm. Tuy nhiên, tuyên bố của Fed đã làm dịu đi mô tả về lạm phát và chỉ ra rằng rủi ro đối với việc làm hiện ngang bằng với rủi ro của giá cả tăng, cho thấy các tín hiệu về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể đang được xem xét, phụ thuộc vào các số liệu kinh tế tiếp theo.
Tại cuộc họp báo vừa qua, áp lực giá cả được đánh giá đang giảm bớt trên diện rộng trong nền kinh tế Mỹ. "Nếu lạm phát giảm xuống ít nhiều phù hợp với kỳ vọng, tăng trưởng vẫn ở mức khá mạnh và thị trường lao động vẫn phù hợp với các điều kiện hiện tại, tôi nghĩ rằng việc cắt giảm lãi suất có thể được đưa ra thảo luận tại cuộc họp vào tháng 9", Chủ tịch Fed cho hay. Đồng thời, ông Powell cũng nhấn mạnh cân nhắc duy nhất của cơ quan này là tình hình và hướng đi của nền kinh tế Mỹ và tiến trình lạm phát trở lại mục tiêu 2% hàng năm, không phải dựa trên lịch trình chính.
Chỉ số US Dollar Index (DXY) xuống dưới 104 điểm, chạm mức thấp nhất trong hai tuần sau cuộc họp của Fed. Đồng đô la suy yếu trên diện rộng, nhưng mất giá nhiều nhất so với đồng yên Nhật. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm qua đã công bố quyết định tăng lãi suất chính sách lên 0,25%, mức cao nhất kể từ năm 2008. BOJ cũng cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách và điều chỉnh mức độ nới lỏng tiền tệ nếu triển vọng về hoạt động kinh tế và giá cả trở thành hiện thực. BOJ cho biết sẽ giảm lượng trái phiếu mua hàng tháng xuống còn khoảng 3.000 tỷ yên mỗi tháng trong quý đầu tiên của năm 2026.
Hiện 148,5 yên đổi được 1 đô la, ghi nhận mức hồi phục mạnh so với thời điểm hơn 160 yên đổi 1 đôla. Đây cũng là thời điểm đồng yên lên giá mạnh nhất trong bốn tháng rưỡi trở lại đây. Trước đó, đồng yên mất giá sâu, vượt qua nhiều ngưỡng tâm lý quan trọng. Theo dữ liệu mới công bố, Nhật Bản đã chi 5,53 nghìn tỷ yên (gần 37 tỷ USD) để hỗ trợ đồng tiền thông qua bán ngoại tệ để can thiệp vào thị trường trong tháng 7.
Tại Việt Nam, áp lực đồng USD mạnh cũng tác động tiêu cực đến tỷ giá trong nửa đầu năm 2024. Chia sẻ tại một hội thảo gần đây, ông Hoàng Xuân Trung, Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Khối nguồn vốn, Ngân hàng Citibank Việt Nam đánh giá NHNN đã mạnh tay bán ngoại tệ trái với suy nghĩ trước đây về việc cơ quan này chỉ bán theo kỳ hạn để neo thị trường. Ước tính khoảng 6,5 tỷ USD được bán ra để can thiệp tỷ giá,
Các ngân hàng thương mại thường xuyên niêm yết tỷ giá bán ra ở mức cao kịch biên độ. Tuy nhiên, tình trạng trên không còn ghi nhận trong các ngày gần đây.
Ngày 1/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá trung tâm giảm mạnh, tới 10 VND/USD, về còn 24.245 VND/USD. Với biên độ 5%, tỷ giá trần tối đa là 25.457 VND/USD. Quyết định hạ tỷ giá trung tâm được hỗ trợ bởi nhịp giảm đáng chú ý của đồng USD đêm qua. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại thậm chí hạ nhiệt sâu ngay đầu giờ sáng nay. Tại Vietcombank, tỷ giá đang được niêm yết ở mức 25.060 VND/USD (mua chuyển khoản) và 25.400 VND/USD (bán ra), giảm 20 VND/USD so với hôm qua. Chênh lệch giữa tỷ giá bán ra và tỷ giá trần cách khoảng 57 VND/USD.
Tính đến sáng nay, tỷ giá đã thu hẹp mức tăng so với cuối năm 2023 xuống chỉ còn hơn 4%. Đánh giá về xu hướng đi xuống của tỷ giá thời gian gần đây, bộ phận phân tích Chứng khoán SSI cho rằng đồng USD quốc tế hạ nhiệt nhờ kỳ vọng Fed giảm lãi suất cũng giúp cho tâm lý đầu cơ giảm dần trên thị trường. Còn về nguồn cung ngoại tệ, dòng vốn FDI giải ngân vẫn tiếp tục tích cực trong 7 tháng đầu năm khi mang về 12,5 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại 7 tháng tiếp tục thặng dư tới 14 tỷ USD cũng là yếu tố hỗ trợ tỷ giá.
Trên thị trường phi chính thức, giá USD nhích nhẹ khi mở cửa đầu tháng 8/2024, nhưng nhìn chung vẫn "hạ nhiệt" so với một tuần trước đây. Khảo sát tại một số cửa hàng, giá USD được mua vào ở mức 25.630 đồng, trong khi bán ra nhỉnh hơn tại mức giá 25.730 đồng.
Theo Tùng Linh (Báo Đầu tư)
Các ngân hàng thương mại kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Theo phản ánh của các ngân hàng, việc khoanh nợ không đơn giản do thủ tục phức tạp, kéo dài, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ.
- 24/09/2024
Khác với xu hướng ngược pha thời gian gần đây, USD và vàng cùng đi lên. Vàng xác lập đỉnh giá mới. Chỉ số DXY tiến sát mốc 101 điểm chủ yếu do đồng euro giảm sau số liệu PMI không mấy tích cực của khu vực này.
- 24/09/2024
Tỷ giá trong nước đang hạ nhiệt nhanh chóng, lãi suất tiết kiệm nhích lên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp hạ lãi suất điều hành… Rất nhiều biến số vĩ mô thay đổi đang tác động đến các kênh đầu tư và dòng chảy vốn.
- 30/08/2024
Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo từ đầu năm 2024 sẽ được điều chỉnh tăng thêm hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng.
- 30/08/2024